Thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?

Lựa chọn loại hình công ty  

Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Một số yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp nên cân nhắc khi lựa chọn loại hình của tổ chức sao cho phù hợp xoay quanh các vấn đề như thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, Việt Nam có các loại hình doanh nghiệp phổ biến, mỗi loại hình mang các đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:
– Công ty cổ phần: Là loại công ty có từ 03 thành viên trở lên, công ty cổ phần không hạn chế tối đa số lượng thành viên. Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Loại hình công ty có từ 02 đến 50 thành viên góp vốn. Công ty TNHH chỉ có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.
Công ty TNHH 1 thành viên: Đây là loại hình công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp.
Công ty hợp danh: Có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung, kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, có thể có thêm thành viên góp vốn. Tuy nhiên, đây là loại hình công ty ít phổ biến nhất do hạn chế của nó là chịu trách nhiệm vô hạn đối với tài sản của cổ đông.

Chuẩn bị tên cho công ty 

Đây là yếu tố nhận diện của doanh nghiệp, tuỳ vào loại hình doanh nghiệp để lựa chọn tên công ty đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Những điều cấm khi đặt tên doanh nghiệp: Không được đặt tên trùng, gây nhầm lẫn; sử dụng tên cơ quan Nhà nước… để làm toàn bộ/một phần tên riêng; dùng ngôn ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục…

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh 

–  Trong hoạt động kinh doanh, ngành nghề là một yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của doanh nghiệp. Danh mục ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Tìm kiếm địa chỉ trụ sở đặt công ty

– Địa chỉ đặt trụ sở chính phải đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó trụ sở chính của công ty phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định theo địa giới hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có) và là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp.

Lựa chọn mức Vốn điều lệ phù hợp

– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số ngành nghề đặc thù được quy định về vốn pháp định. Ví dụ mở công ty tư vấn đầu từ chứng khoán, yêu cầu vốn pháp định ở mức 10 tỷ

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn quan tâm chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc vấn đề gì liên quan đến thành lập doanh nghiệp, quý khách có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty tại Luật Trường Hải. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất về thành lập doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện toàn bộ thủ tục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *