Việt Nam trong những năm qua đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào môi trường đầu tư ổn định, chính sách mở cửa kinh tế, và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Tuy nhiên, để đầu tư thành công tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài cần phải nắm vững những quy định pháp lý, các ưu đãi và những yếu tố đặc thù của thị trường Việt Nam. Dưới đây là những điều quan trọng mà nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý khi đầu tư vào Việt Nam.
Hình thức đầu tư
Điều 21 Luật Đầu tư quy định các hình thức đầu tư gồm:
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
- Thực hiện dự án đầu tư
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
Ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiếp cận thị trường Việt Nam thì phải thuộc Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trong đó gồm có:
-
Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường: 25 ngành nghề
-
Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện: 54 ngành nghề
Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế
Theo khoản 10, Điều 17 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về hạn chế về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư được áp dụng như sau:
– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
– Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế đó không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngành, nghề cụ thể;
– Trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư đó không được vượt quá tỷ lệ sở hữu quy định tại điều ước quốc tế về đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
– Đối với công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành, nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế về đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế đó không vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành, nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
Trên đây là một số lưu ý khi đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam mà Luật Trường Hải gửi đến bạn đọc và các nhà đầu tư. Nếu có bất cứ vướng mắc nào liên quan, xin vui lòng liên hệ với Luật Trường Hải để được tư vấn chi tiết hơn.