1. Tư cách pháp nhân và hoạt động
1.1 Trung tâm Trọng tài
Tư cách pháp nhân: Theo Điều 27 Luật Trọng tài Thương mại 2010, Trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
- Hoạt động:
– Tổ chức, điều phối giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế, hỗ trợ trọng tài viên về hành chính, văn phòng.
– Cung cấp dịch vụ trọng tài, hòa giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại khác.
– Thu phí trọng tài và các khoản hợp pháp liên quan.
– Trả thù lao, chi phí cho trọng tài viên.
– Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kỹ năng cho trọng tài viên.
– Báo cáo định kỳ hàng năm cho Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
– Lưu trữ hồ sơ, cung cấp bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu.
– Có thể lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước.
1.2. Tư cách pháp nhân và hoạt động của Trung tâm Hoà giải
Tư cách pháp nhân: Theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP, Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định pháp luật.
- Hoạt động:
– Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải viên làm trung gian.
– Cung cấp dịch vụ hành chính, hậu cần cho quá trình hòa giải.
– Đảm bảo tính bảo mật thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải.
– Báo cáo hoạt động cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp nơi đăng ký.
– Có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với Trung tâm trọng tài.
2 Quy trình giải quyết vụ việc, phạm vi và đối tượng
2.1 Trung tâm Trọng tài
- Phạm vi: Tranh chấp thương mại, bao gồm mua bán hàng hóa, vận tải, bảo hiểm, xây dựng, tài chính, ngân hàng, đầu tư.
- Đối tượng: Các bên có thỏa thuận trọng tài (doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế).
*Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại
Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được thực hiện theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
– Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
– Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
+ Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
+ Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
+ Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
+ Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
– Thông báo đơn khởi kiện: nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác thì :
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
– Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
(Theo Điều 30, Điều 32 và Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Bước 2. Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
– Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo thì:
Bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
– Nội dung của bản tự bảo vệ gồm có:
+ Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;
+ Tên và địa chỉ của bị đơn;
+ Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;
+ Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
– Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo thì:
Bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên
(Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Bước 3. Thành lập Hội đồng trọng tài
– Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
– Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
(Theo Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Bước 4. Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
– Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
– Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
– Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
(Theo Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Bước 5. Hoà giải
– Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
– Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
– Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
(Theo Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Bước 6. Hội đồng trọng tài ra phán quyết
– Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
– Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
(Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010)
Như vậy, trong lĩnh vực thương mại, nếu doanh nghiệp có sự thoả thuận về Trọng tài khi giải quyết tranh chấp thì việc giải quyết đó được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.
2.2 Trung tâm Hòa giải
- Phạm vi: Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, hoặc tranh chấp mà ít nhất một bên có hoạt động thương mại, hoặc pháp luật cho phép giải quyết bằng hòa giải.
- Đối tượng: Các bên tranh chấp tự nguyện tham gia (doanh nghiệp, cá nhân trong nước và quốc tế).
*Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trung tâm hoà giải
Bước 1. Tòa án chuyển đơn sang trung tâm hòa giải, đối thoại.
- Theo quy định tại điều 24 Luật hòa giải, đối thoại, Nghị định 22/2017/NĐ-CP:
Khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, Tòa án vào sổ nhận đơn và xem xét chuyển ngay đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Giám đốc Trung tâm Hòa giải, Đối thoại để phân công Hòa giải viên, Đối thoại viên (trường hợp Tòa án chưa thành lập Trung tâm thì chuyển cho Hòa giải viên, Đối thoại viên được Chánh án Tòa án phân công), đồng thời, thông báo cho các bên liên quan biết trong trường hợp vụ việc có đủ các điều kiện sau đây theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng hành chính:
- a) Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
- b) Không thuộc trường hợp không được hòa giải, đối thoại.
Bước 2. Thời hạn giải quyết tranh chấp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, Giám đốc Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải phân công một Hòa giải viên, Đối thoại viên xem xét, tiến hành hòa giải, đối thoại, phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm của Hòa giải viên, Đối thoại viên
Theo quy định tại Điều 25 về Thời hạn hòa giải, đối thoại và Mục 2.3 phần 2 công văn 310/TANDTC-PC ngày 11-10-2018 hướng dẫn về thời hạn hòa giải, đối thoại:
- Thời hạn hòa giải, đối thoại không quá 20 ngày, kể từ ngày Hòa giải viên, Đối thoại viên được phân công. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
- Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, thời hạn hòa giải, đối thoại có thể kéo dài theo đề nghị của các bên.
Thời hạn hòa giải, đối thoại là 30 ngày; trường hợp cần thiết thì có thể gia hạn, nhưng không quá 02 tháng.
Bước 3. Thông báo phiên hòa giải.
Theo Điều 27 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án về Thông báo về phiên hòa giải, đối thoại thì chậm nhất 07 ngày, trước khi tiến hành phiên hòa giải, đối thoại, Hòa giải viên, Đối thoại viên phải thông báo cho các bên và những người được mời tham gia phiên hòa giải, đối thoại về thời gian, địa điểm, nội dung tiến hành phiên hòa giải, đối thoại.
Bước 4. Mở phiên hòa giải.
Trung tâm hòa giải, đối thoại mở cuộc đối thoại hòa giải giữa những người liên quan.
Bước 5. Kết thúc phiên hòa giải, đối thoại.
Trường hợp 1: Hoãn phiên hòa giải theo quy định tại điều 31 Luật này hòa giải, đối thoại.
Trường hợp 2: Chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại điều 33 Luật hòa giải, đối thoại.
Hòa giải viên lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo quy định tại điều 32 Luật này
Đối với trường hợp hòa giải thành, đối thoại thành thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải, đối thoại thành.
Theo quy định tại điều 34 về Xử lý hòa giải, đối thoại không thành, không tiến hành hòa giải, đối thoại được thì:
- Trường hợp hòa giải, đối thoại không thành hoặc không tiến hành hòa giải, đối thoại được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 33 của Luật này thì Hòa giải viên, Đối thoại viên chuyển đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án đã nhận đơn để tiến hành xem xét, thụ lý vụ việc theo quy định chung của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, trừ những tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này.
- Thời hạn chuyển đơn là 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại không thành hoặc không tiến hành hòa giải, đối thoại được.
Như vậy đối với trường hợp hòa giải, đối thoại không thành, hồ sơ sẽ được chuyển lại cho Tòa án để tiến hành thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
3. Thi hành quyết định và cơ chế bảo đảm
– Trung tâm Trọng tài
-
- Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên. Nếu bên thua kiện không tự nguyện thi hành, bên thắng kiện có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành theo Luật Thi hành án dân sự, được công nhận và thi hành tại Việt Nam và hơn 170 quốc gia theo Công ước New York 1958.
- Tính chung thẩm của phán quyết thể hiện qua việc không thể kháng cáo, trừ một số trường hợp hủy phán quyết theo Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại 2010 (ví dụ: vi phạm nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam).Được đảm bảo qua cơ chế cuõng chế, cơ quan thi hành án dân sự có thể phong tỏa tài sản, chứng khoán, hoặc kê biên tài sản để đảm bảo thi hành phán quyết. Tuy nhiên, chưa có cơ chế cụ thể cho việc chuyển tài sản thi hành án ra nước ngoài hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho phán quyết trọng tài nước ngoài.
– Trung tâm Hòa giải
-
- Thỏa thuận hòa giải thành có giá trị như hợp đồng, ràng buộc các bên. Các bên có thể tự nguyện thực hiện mà không cần thủ tục thêm.
- Nếu muốn đảm bảo thi hành, các bên có thể yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận hòa giải thành theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Sau khi được công nhận, thỏa thuận có giá trị như bản án, có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cưỡng chế thi hành.